Vị thế tâm linh Tục thờ hổ

Để được tôn sùng và thờ phượng ở nhiều nơi với vị trí trang trọng và cao nhất trong giới động vật, hổ chiếm những vị trí và hình ảnh trong tâm linh, tín niệm của nhiều người. Nhiều dân tộc tôn sùng hổ vì xem hổ là thần khai tổ của mình, nhiều cộng đồng dân cư thờ hổ như một vị thần cai quản, một số tôn giáo xem hổ như vị hộ pháp, vệ đạo, bên cạnh đó, nhiều cư dân vì kinh sợ trước sự phá hoại của hổ mà tôn thờ như một niềm trấn an tâm linh mong được bình an.

Thần khai tổ

Trong thời kỳ sơ khai, con người bất lực trước nhiều hiện tượng tự nhiên và đành lý giải trong trí tưởng tượng. Cách giải thích nguyên sơ cho rằng, con người được sinh ra từ một loài động vật nào đó, tôn sùng và coi là vật tổ đã được toàn thể cộng đồng chấp nhận[9]. Trong tín ngưỡng dân gian của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, xu hướng đồng nhất mình với hổ phổ biến với các mức độ khác nhau, cụ thể là có nhiều dân tộc, bộ tộc, thị tộc coi hổ là tổ tiên (ông tổ, tổ phụ) của tộc người mình, bản thân người dân trong tộc chính là hậu duệ của loài hổ, trường hợp này hổ hiện thân là thần khai tổ, là tổ phụ, thần hộ mệnh cho con người. Điều này được thể hiện khá rõ đối với các dân tộc sinh sống ở vùng Tây Bá Lợi Á nơi thuyết vật linh (Totem) và Saman giáo rất thịnh hành, ở nơi đây hổ đã để lại những dấu ấn đối với các dân tộc tại vùng Tây Bá Lợi Á vùng đất nơi cư ngụ của giống hổ Mãn Châu.

Hổ Mãn Châu được nhiều dân tộc vùng Tây Bá Lợi Á tôn sùng là ông tổ của bộ tộcthị tộc mình (Amba), do đó họ tôn thờ, kính trọng Hổ như tổ tiên
  • lưu vực sông Amur có nhiều bộ lạc cho mình xuất thân từ hổ hay từ gấu, bởi thủy tổ của họ đã nằm mơ từng có quan hệ tình dục với những con vật này[18].
  • Người Oroqen (Ngạc Luân Xuân tộc) có một sự tôn kính đặc biệt đối với động vật, đặc biệt là gấu và hổ, mà họ coi như là anh em ruột của họ. Con hổ này được biết đến với họ như Wutaqi có nghĩa là "ông già" hay "lão phu", trong khi gấu được gọi là Amaha có nghĩa là "bác". Việc thờ cúng tổ tiên vẫn được thi hành đều đặn cho đến ngày nay, dân tộc này tin vào thuyết vạn vật hữu linh (thuyết vật linh).
  • Truyền thống của dân tộc A Khắc Đằng Bộ (Askay) cũng như dân tộc Hách Triết (tức Người Nanai) đều cho rằng: Khai tổ của họ là do một người con gái đã kết hôn với hổ rồi sinh ra, cho nên họ phải thờ cúng hổ, tôn sùng hổ như là một vị thần tối cao, mà không được săn bắt hổ lấy thịt, lấy da như các dân tộc khác[19]. Người Udege và người Nanai gọi hổ Mãn Châu bằng tên gọi Amba với ý nghĩa sùng kính cùng với gấu (Doonta)[20]
  • Người Tungus, một dân tộc ở vùng Tây Bá Lợi Á gọi giống hổ Mãn Châu bằng tên gọi Amba với ý nghĩa tôn xưng là Ông hay Ông già. Người Tungus còn coi hổ Siberia là vị thần gần gũi và luôn cho rằng hổ là “Tổ phụ”, ông cha của mình hay còn gọi là “lão phu”.
  • Người Mãn Châu gọi tên hổ với ý nghĩa là vua (Hulin: tức Hổ linh hay Linh Hổ), và coi bộ tộc mình mạnh mẽ như hổ[20].
  • Đối với người Ghiliak (hay người Nivkh) thì hổ với cuộc sống và tập tính của nó, là một con người đích thực, chỉ tạm thời khoác hình dáng hổ mà thôi[21].

Nhiều dân tộc ở vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên cũng có những truyền thuyết về vị thần khai tổ hổ và tinh quân Bạch Hổ thần linh đã kết duyên với người và sinh ra bảy dòng họ lớn như họ Vương, họ Bành, họ Dương, họ Điền, họ Đàm, họ Trướng, họ Nhiễm[19]. Nhiều dân tộc ở vùng Vân Nam cũng có tục sùng bái và thờ cúng hổ vì họ có nhiều truyền thuyết về người kết hôn với hổ sinh ra hậu thế là các dân tộc và dòng họ, họ tôn sùng hổ là tổ tiên và tự xem mình là con cháu, là hậu duệ của hổ[19]. Người Thổ Gia (Tất Tư Ca) ở Dãy núi Vũ Lăng, trên ranh giới giữa 4 tỉnh thành là Hồ Bắc, Hồ Nam, Quý ChâuTrùng Khánh cũng tôn thờ hổ, hầu hết người Thổ Gia tôn thờ vật tổ Bạch Hổ (tuy nhiên người Thổ Gia ở phía tây Hồ Nam thì lại tôn thờ vật tổ là rùa).

Hổ được người Mã Lai xưng bằng bác (Pak) hay chú, ngụ ý có quan hệ họ hàng

Mã Lai, có tồn tại phân loài hổ Mã Lai, ở đây hổ cũng được người Mã Lai gọi là Pak Belang có nghĩa là Chú có sọc hay Bác có sọc ngụ ý có quan hệ họ hàng với con người, những vị thầy lang có phép biến hóa thành hổ gợi nhắc đến chi tiết nhiều sắc dân ở vùng Đông Nam Á, con hổ được hình dung tổ phụ huyền thoại, được xem như thầy truyền pháp vì chính hổ dẫn dắt các tín đồ mới vào rừng để truyền phép cho họ, thực tế là để giết họ và làm họ sống lại.

Người Campuchia coi hổ là kết hợp đầu vua thân hoàng hậu và bốn chân là các quan tứ trụ trong triều đình, như vậy hổ chính là thú trong lốt người. Trong Thiên Phù Tam Ấn của Thần thoại Triều Tiên có hình chim có cái cánh cụt, mà ngày nay được xem là biểu tượng cho một thị tộc thờ hổ, thường tranh đấu vì sức mạnh, và con gấu tượng trưng cho một bộ tộc văn minh và hiền hơn, từ đó, Đông Uế một quốc gia cổ trên bán đảo Triều Tiên, người dân thường thờ phụng con hổ như một vị thần.

Một vài dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay như họ Hoàng, Lường, Lộc của người Thái coi hổ là vật tổ. Bên cạnh đó, thờ hổ cũng là vật tổ của một số dân tộc như: người Khơmú (Tây Bắc, miền tây Nghệ An họ cho rằng tộc người của mình thuộc họ Rvai, tức là họ Hổ), người Tà Ôi (vùng núi phía tây miền Trung thờ Giàng Avó, tức là Giàng Hổ), người Co ở huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi cũng thờ hổ như tổ tiên. Người La Hủ ở Việt Nam cũng tự đặt tên cho sắc dân mình gắn với con hổ, theo đó "La" là con hổ, "Hủ" là con sóc, "La Hủ" nghĩa là mạnh như con hổ, khéo léo và nhanh như con sóc, phần nào giải thích nguồn gốc của tộc họ.

Việt Nam còn có truyền thuyết, vị tướng họ Hùng có công đánh đuổi giặc Ân do bà mẹ hổ sinh ra (ngày nay đền Trình ở thắng cảnh Hương Sơn thuộc Mĩ Đức, Hà Nội còn thờ vị thần hổ này và được hương khói khắp bốn mùa)[15]. Tương truyền Lang Công hay Nguyễn Danh Lang (阮名俍) do bà Trần Thị ra sông Kim Ngưu tắm rồi ngủ và nằm mộng thấy từ trên trời một con hổ vàng giáng xuống nằm cạnh bên trái mình. Bà trở về nhà và có mang, đến ngày 9 tháng 3 năm Nhâm Thân bà sinh hạ được một con trai, vì chiêm bao thấy hổ nên sau bách nhật đặt tên Danh Lang. Tương truyền, tướng Phạm Bạch Hổ (Phạm Thòng Át) được sinh ra từ một giấc mơ về hổ, ở Trang Ngọc Đường, phủ Khoái Châu có một người hiền nữ nằm mơ thấy Sơn Tinh và hổ trắng mang thai rồi sinh một người con trai đặt tên là Phạm Bạch Hổ[22][23].

Thần cai quản

Hổ là vị Chúa sơn lâm, ngự trị và cai quản cả núi rừng. Thực tế, hổ đóng vai trò là loài bảo trợ đối với hệ sinh thái, duy trì sự cân bằng sinh thái tự nhiên

Được xem là con vật mạnh nhất trong núi rừng, hổ được tôn xưng là Chúa sơn lâm và cai quản cả khu vực nơi chúng sinh sống ("rừng nào cọp nấy", "một núi không có hai hổ"), người ta còn thần thánh hóa loài hổ như một sinh vật huyền thoại có thể sánh với rồng, và từ một vị vua của chốn sơn tràng, nó còn là khoác lên mình thần thoại vũ trụ. Ở phương vị này, hổ là một vị thần cai quản hay thần giám hộ, sơn thần có năng lực trấn yểm và hiển linh. Từ việc tôn sùng hổ, một số dân tộc đã coi hổ là vị thần may mắn, là phúc thần, đem lại bình an cho cuộc sống, từ đó, con người đã thần thánh hóa vai trò của hổ để tạo biểu tượng sức mạnh cho cộng đồng.

Điều này xuất phát một phần từ vai trò thực tế của loài hổ trong hệ sinh thái. Ở hệ sinh thái nơi có hổ, chúng là động vật ăn thịt đầu bảng và đứng đầu chuỗi thức ăn trong quần thể động vật, nó đóng vai trò là loài chủ chốt (Key spcies), đặc biệt giữ vị trí như là loài bảo trợ (Umberela spcies) bằng sự hiện diện của hổ giúp cho hệ sinh thái được cân bằng thông qua việc kiểm soát số lượng các loài ăn cỏ theo cơ chế thiên địch, không để chúng trở thành loài gây hại khi số lượng chúng quá lớn (nhất là lợn rừng), hổ còn kiềm chế sự phát triển quá mức của các động vật ăn thịt hung dữ khác như chó sói, báo, gấu, cá sấu thông qua việc cạnh tranh sinh tồn.

Điều này gián tiếp con người có thể được hưởng lợi. Trong cuốn sách viết về các nghi lễ có từ khoảng 2.000 năm trước ở Trung Hoa có viết Hổ là loài vật có ích cho con người vì chúng ăn thịt những con lợn lòi đến phá hoại mùa màng, như vậy, hổ được coi là con vật có ích[24] và thay vì phải đối diện với nỗi sợ từ rất nhiều thú dữ, con người chỉ e sợ hổ và đối phó với hổ, còn hổ sẽ chế ngự các dã thú khác. Đối với người dân Cần Thơ thì cọp, đặc biệt là cọp bạch, không phải là con vật gây hại mà trái lại cọp giúp người bảo vệ mùa màng, giữ gìn cuộc sống bình an cho con người.

Người xưa tin rằng trong 7 ngày tết, Thần Bạch Hổ hiển linh để bảo vệ dân làng, giữ gìn bờ cõi, không cho heo, nai phá hoại mùa màng. Nhớ ơn ân huệ ấy, dân làng thường cất miễu sơn quân thờ thần Bạch Hổ[25]. Nhiều phong tục sùng bái và thờ cúng hổ của các dân tộc châu Á thường được tổ chức vào lúc nông nhàn trong năm hoặc sau khi thu hoạch mùa màng thể hiện được đời sống tinh thần phong phú và phản ánh mong muốn, ước vọng về một cuộc sống yên bình, có sự che chở, bảo hộ của một loài vật dữ tợn có sức mạnh phi phàm[19]. Đây là tín lý có từ xa xưa và cũng là một tập tục tồn tại ở nhiều vùng miền cho đến tận ngày nay.

Việc tôn thờ hổ như vị thần cai quản còn thể hiện qua hình thức cúng tế Vía thần Bạch Hổ vào ngày Kinh Trập. Theo đó, Kinh Trập là 1 trong 24 tiết khí của lịch nhà nông, nguyên từ của nó gồm “kinh” có nghĩa là làm kinh động, kinh sợ vả “trập” chỉ các loại côn trùng, sâu bọ vì đến tiết Kinh Trập mới bắt đầu có tiếng sấm đầu tiên và làm kinh động đến các loại côn trùng, sâu bọ chúng ra khỏi giấc ngủ đông và bắt đầu bò lên mặt đất kiếm ăn và thì thường sẽ hại cho con người và mùa màng nên vào thời xưa, những cư dân Á Đông đều cầu sự giúp đỡ từ vị chúa tể của muôn loài động vật là ông Bạch Hổ[26].

Từ quan niệm đó, cho nên vì thế ngày Kinh Trập cũng là ngày mọi người cúng tế thần Bạch Hổ để cầu mong giảm thiểu các tác hại của côn trùng phá hoại mùa màng. Vào ngày này, mọi người thường đem theo trứng vịt, thịt heo sống đến các chùa miếu để dâng hương cho thần Bạch Hổ (thường được thờ chung với Thanh Long và Thạch Đảm Đương tại các chùa miếu người Hoa) cầu bình an, may mắn, dâng hương cho thần Bạch Hổ. Song song với phong tục cúng tế thần Bạch Hổ, và hổ trong trường hợp này như là một vị thần trấn yểm, bảo vệ cho con người. Đồng thời, vào ngày Kinh Trập, còn có một tục lệ “đánh tiểu nhân”, vì theo quan niệm người xưa, thần Bạch Hổ cũng chính là khắc tinh của “tiểu nhân”, cho nên phong tục này được thực hiện trong ngày Kinh Trập-vía thần Bạch Hổ[26].

Một phương

Hổ được mệnh danh là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, có sức mạnh và uy lực lớn lao. Hổ là loài vật trong tứ thánh thú (hay còn được gọi là tứ tượng, tứ linh) thuộc hệ thống vật biểu theo Ngũ hành, theo đó, mỗi thánh thú cai quản một phương (hợp lại thành tứ phương thần) và tượng trưng cho một mùa, Đạo giáo thường dùng 4 thần này làm thần hộ vệ để tăng thêm oai nghi, trong đó hổ trấn giữ phương Tây và tượng trưng cho mùa thu và thuộc hành Kim, từ ý niệm này hổ được dân gian tôn là linh vật. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam con Hổ được gắn với tục thờ Mẫu, tại đây, Hổ chiếm toàn bộ vũ trụ, chế ngự Năm phương, được gọi là ngũ hổ, ngũ dinh.

Hổ trắng là một sinh vật có thực nhưng chúng được hình tượng hóa thành biểu tượng Bạch hổ trong Tứ Thánh thú có năng lực trấn giữ một phương (Tây phương), cai quản một mùa (mùa thu).

Bạch Hổ (tiếng Trung: 白虎; bính âm: Bái Hǔ) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch/ 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu. Hổ trắng là linh vật giám hộ hướng tây, là con vật linh thiêng, đầy uy quyền và thường được thờ phụng. Hổ bảo vệ cho gia chủ, đảm bảo cho tiền tài, sức khỏe và sự sinh sôi nảy nở của các thế hệ sau. Trong khi thờ, nếu đặt đồ điện bên phải bàn thờ thì sẽ phạm vào sát khí của Bạch Hổ, dễ dẫn đến những chuyện không may sẽ xảy ra[27]

Bạch hổ là một trong tứ linh của Trung Hoa và được biết đến với tên gọi Bạch hổ Tây phương (西方白虎) đại diện cho hướng Tây và mùa Thu. Hổ trắng tuy là loài động vật có thật nhưng lại được xem là vật biểu mang tính ước lệ. Hổ (bạch hổ) đại diện cho quyền lực và thần linh ở phương Tây[28] và là vị thần chủ quản phương Tây. Trong thần thoại cổ đại Trung Hoa, tức chòm "thất tinh" (Khuê, Lâu, Vị, Mão, Chủy, Sâm, Tất) cấu thành hình con hổ trên bầu trời phía Tây, hổ ở phương Tây ứng với hành kim nên có màu trắng tức Bạch hổ. Về sau Tứ phương thần được nhân cách hóa thì Bạch hổ được gọi là "Giám danh thần quân" hay Bạch hổ thần quân. Chức trách của Bạch hổ cùng với canh gác các sơn môn đạo quán như Hộ pháp của chùa[29].

Theo tín ngưỡng dân gian thì hổ tượng trưng cho vị thần bảo vệ, trấn giữ các phương chống lại tà ma, đảm bảo cho cuộc sống phát triển. Theo quan niệm dân gian Á Đông, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc, hổ là hình ảnh uy nghi, đầy ấn tượng, hổ tượng trưng cho sức mạnh và dân gian cũng đã thần thánh hóa hổ, cho hổ sứ mạng thiêng liêng có khả năng diệt trừ được ma qủy. Có hình hổ trấn giữ ở cửa thì tà ma không dám thâm nhập. Đạo mẫu đã lấy con hổ làm biểu tượng cho quyền uy. Ngũ hổ là chủ thể quyền uy 5 phương, có một sức mạnh lớn và nhờ sức mạnh có tính chi phối đó, vạn vật có trật tự. Người ta thờ Ngũ hổ để tượng trưng cho 5 phương. Tất cả đều mang ý nghĩa cầu mưa và cầu cho mọi sự sinh sôi, phát triển.

Tượng hổ còn sử dụng trong phong thủy, đại diện cho quyền lực và cầu thăng tiến

Ở góc độ phong thủy, tượng hổ mạ vàng được coi là đại diện cho quyền lực do Hổ là con vật linh thiêng và đầy uy quyền thường được thờ phụng, đại diện cho chư vị tướng quân chuyên phù trợ chính pháp và từ đó nó là biểu tượng cho quyền lực, cho công danh và sự tăng tiến trong kinh doanh, Là pháp khí của công danh, tài lộc và quyền lực,chống lại tiểu nhân. Hổ dùng tiếp khí cho các cát tinh Lục Bạch, Bát Bạch và cũng có thể bổ trợ cho bản mệnh người tuổi Dần và cũng có thể dùng để trấn yểm khi nhà bị phạm vào cấm kỵ hoặc bị Sát tinh chiếu hướng do vậy tượng hổ mạ vàng được đặt ở nơi phòng khách, trên bàn làm việc. Trong nhân tướng học, hổ là con vật linh thiêng và đầy uy quyền thường được thờ phụng, chính vì thế nó là biểu tượng cho quyền lực, cho công danh học hành và sự tăng tiến trong kinh doanh.

Khi giành được giang san, nhà Nguyễn lựa chọn việc đặt kinh đô. Và nhà Nguyễn đã chọn Kinh thành Huế với địa thế Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ. Thanh long, Bạch hổ là hai trong bốn thánh thú hợp thành tứ tượng hay tứ thánh thú. Bạch Hổ còn được xem là linh vật thiêng liêng thuộc về hành Kim ở phía Tây, tương ứng với mùa thu. Từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, đã có tám lần các chúa Nguyễn thiên di thủ phủ rồi cuối cùng trở về lại Phú Xuân. Tương truyền, khi cầu Bạch Hổ (lúc đó chưa được đặt tên) đang được xây cất, có một con hổ trắng đến ngồi ở giữa cầu khiến mọi người đều hoảng hốt bỏ chạy. Cũng chính vì thế mà cây cầu này được gọi là cầu Bạch Hổ trong tư tưởng phong thuỷ của các nhà địa lý thì nó được xem như Bạch Hổ chầu bên hữu của Kinh thành[30].

Một vùng

Những con hươu đang hoảng hốt khi đánh hơi thấy hổ, sự xuất hiện của hổ tạo không khí ngột ngạt, gây ra nỗi sự căng thẳng và cảnh giác cho các loài
Hổ còn là nỗi khiếp sợ của cư dân miền sơn cước khi vào rừng khai thác sản vật tự nhiên

Hổ từ lâu đã được người dân Việt Nam xem là chúa tể của núi rừng, với sức mạnh vô biên kết hợp hài hòa với vẻ đẹp hình thể uyển chuyển và sự mềm mại, khéo léo. Chính vì vậy người dân vẫn gọi loại vật này bằng những đại từ nhân xưng thể hiện sự kính trọng: “Ngài”, “Ông” hay “Cậu”[31]. Việc thờ thần Hổ cũng dựa trên truyền thuyết dân gian rằng ở mỗi cụm rừng đều có một vị chúa tể chốn sơn lâm, được coi là thần Hổ. Vị thần Hổ này thống lĩnh các loài thú trong rừng, góp phần phù trợ và bảo vệ mùa màng cho dân làng có được cuộc sống được ấm no hạnh phúc, nhà nhà yên ổn người người an vui (hổ cứ sơn lâm phù xã tắc) và cũng còn có chức năng hộ vệ cho vị Thành hoàng Bổn cảnh[32].

Hổ được coi là vị chúa sơn lâm và được thờ phụng ở các miền sơn cước, núi rừng, nhất là ở những chốn rừng núi sâu thẳm thì hổ luôn được thờ phụng[7]. Người Hàn Quốc có bức họa thần núi (Sansindo) vẽ cảnh thần núi ngồi tựa hổ hay cưỡi trên lưng hổ và một số bức tranh, con hổ chính là Thần núi trong quan niệm của người tạo tác. Ở Việt Nam, trong dân gian, nhất là ở những miền đồi núi, sơn cước, hổ chính và vì vua của muôn thú, là vị chúa trong khu rừng nơi chúng sinh sống, người ta thường lập bàn thờ, miếu thờ hổ ở khắp nơi, có thể ghi nhận như ở vùng rừng núi Bắc Bộ, miền Trung và đặc biệt là những vùng sông nước miền Tây nơi còn ghi dấu nhiều truyền thuyết, những câu chuyện dân gian về loài hổ trong quá trình khai hoang mở cõi khi Nam tiến.

Từ buổi đầu khai hoang ở miền Nam, sự tương quan giữ con người và tự nhiên hay là giữa người và cọp còn phức tạp, những lưu dân một mặt sợ cọp và mặt khác là phải diệt cọp để chiếm đất vì "rừng nào cọp nấy" làm chủ, do đó trong tâm thức sự mâu thuẫn giữa đòi hỏi tất yếu của lịch sử và khả năng thực tế. Cụ thể là, do sợ cọp mà họ lập miếu thờ "Sơn quân chi thần", thờ "Chúa xứ sơn lâm", thờ "thần Hổ" và bầu cọp là Hương Cả của thôn làng. Do vậy, motif Ông Cả Cọp là một mẫu để dân gian được hình thành từ tâm thức tôn trọng luật lệ đã có từ trước.

Hình tượng Ông Cọp vàng thấy ở các bình phong đình làng đặc biệt phổ biến ở Nam bộ, tục gọi là “Bia Ông Hổ”. Ông Cọp vàng này vừa có chức năng trấn giữ nhưng sau này còn coi là Thần Đất (Thổ) và có nơi là Thần Núi (Sơn Quân) bởi ở đây được dùng làm nơi cúng Thần Nông trong lễ Khai hạ (động đất) hay Khai sơn (Mở cửa rừng) hàng năm vào ngày Mồng 3 hoặc Mồng 7 Tết, việc tùng tiệm như vậy không diễn ra ở các đình làng có đàn Thần Nông và miếu Sơn Quân[19].

Ở vùng rừng núi Thất Sơn, An Giang, có chuyện một con cọp trắng bị hóc xương khỏi bệnh, được ông Tăng chủ cứu và trả ơn, sau khi nó chết ông Tăng chủ cất một cái miếu nhỏ tại đình làng gần chùa Thới Sơn để thờ, và cho biết cọp bạch là Sơn quân, người cai quản núi rừng. Chính vì vậy mà ngày xưa trong vùng này, các đình làng thường có ngôi miếu thờ Sơn quân có hình tượng con cọp bạch, người dân cũng lập một ngôi miếu thờ gần chùa Trại Ruộng (xã Thới Sơn, Tịnh Biên).

An Giang có thờ Sơn quân cũng bắt nguồn từ câu chuyện “ông” Hổ Bạch và Hổ Mun giao chiến, sau trận ác chiến ông Bạch thắng, nghiễm nhiên trở thành chúa sơn lâm trong vùng. Sau đó mỗi lần đáo lệ tưởng niệm, dân làng cũng tự động “kiếng” cho “ông Bạch” một con heo, đem để ở giồng Xoài Một để “lo lót” chúa sơn lâm và hình thức mặc nhiên công cử “ông Bạch” là Sơn quân. Lệ hàng năm, kiếng một con heo sống được xem như “đổi tờ cử”, mang ý nghĩa xác nhận rằng, Sơn quân vẫn được dân làng tôn trọng, hãy hộ độ dân làng, đừng gây hại[33].

Những bản làng người Mường ở miền tây Thanh Hóa, kéo dài từ vùng Thạch Thành lên đến Quan Hóa, Mường Lát, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, thần rừng, thần núi, thì họ còn cúng Ông Hổ tượng trưng cho thần rừng[34]. Tại Quảng Ngãi có câu chuyện bạch hổ và đôi rắn khổng lồ, một người già nằm mơ thấy một con hổ trắng đến bảo rằng “Ta là bạch hổ coi ngó xứ này nay ta giao giấy tờ trông coi đình lại rồi từ nayvào núi tu hành, không coi đình và xứ này nữa”. Từ đó dân làng cúng đầu heo không bị mất như ngày trước[35]. Người Tà Ôi cũng có tục thờ Thần hổ (Giàng avó). Trong hệ thống thú rừng của người Tà Ôi, con hổ được coi là con vật có sức mạnh nhất. Hổ được người Tà Ôi coi như vị thần bảo hộ cho làng, việc bắt được hổ theo quan niệm của người Tà Ôi được ví như món quà tặng của thần rừng.

Thần hộ môn

Tượng hổ tại Đền Kagurazaka Zenkoku, Nhật BảnTượng Hổ đá ở sân Đền IA, Hiệp Hòa, Bắc Giang Tượng hổ tại Chùa Long Hổ ở Đài LoanĐình thần An Châu ở huyện Châu Thành, An Giang, trước đình có tượng hổĐình thần Tấn Mỹ ở Cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, An Giang có bố trí cặp mãnh hổ gác đình

Trong tín ngưỡng dân gian, Hổ là loài vật linh thiêng, là kẻ thù của các tà thần, nên thường được hiện diện như những vị thần linh canh cửa các ngôi đền. Hình tượng hổ tượng trưng cho sức mạnh của trần gian, đại diện cho các thần linh ở dưới mặt đất[36]. Chúng được tôn thờ, sùng bái và gọi một cách trân trọng là ông, ngài, cậu, chúa. Thần hổ uy linh và đầy huyền bí đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt, trở thành nhân vật được thờ cúng ở rất nhiều điện, đền, phủ[9]. Người ta cũng sử dụng hình ảnh con hổ để trấn giữa tại các lăng mộ của các bậc vua chúa, danh nhân. Ở phương vị này, loài hổ không được vị trí độc tôn thờ phụng (thờ chánh) mà là những con vật thờ phụ, thờ theo những bậc công danh, tiền hiền, thánh nhân, khiến nó có nét giống với các động vật được phụng thờ khác như chó (tục thờ chó đá) và ngựa (tục thờ Ngựa).

Thời nhà Trần ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện tượng hổ trong chùa. Theo tín ngưỡng, hổ tượng trưng cho vị thần bảo vệ, trấn giữ các phương chống lại mọi tà ma, đảm bảo cho cuộc sống phát triển, như tượng hổ ở bệ đá tam bảo (chùa Ðại Bi, Hà Tây), chạm khắc trên kẻ (chùa Sơn Ðồng, Hà Tây), hai bên tam quan (chùa Long Tiên, Quảng Ninh). Tượng con hổ đá sớm nhất từ thời Trần với con hổ được thể hiện trên chiếc nhang án tại chùa Xuân Lũng, Phú Thọ, đặc biệt thời này có Tượng hổ đá tại lăng Trần Thủ ĐộVũ Thư, Thái Bình là một trong những công trình mỹ thuật tiêu biểu thời Trần về hổ[37][37], ngoài ra có lăng vua Hiến Tông, hổ chạm ở bệ đá tại chùa Quế Dương (Hà Tây cũ). Trong các lăng mộ đời nhà Trần, điêu khắc đá chủ yếu là tượng người, tượng thú chầu và làm thần canh giữ cho thế giới vĩnh hằng của vua chúa[38].

Thời hậu Lê con hổ xuất hiện ở lăng mộ Lê Lợi (Lam Kinh), đó là con hổ ngồi dưới dạng rụt cổ, vai u, làm nhiệm vụ canh gác và giữ của cho người chết. Tượng Hổ liên quan đến câu chuyện trước khi sinh Lê Lợi ở khu vực Thọ Xuân có con Hổ đen thường quanh quẩn trong các xóm làng, không bắt lợn và cũng không dọa nạt ai cả. Sau khi Lê Lợi chào đời thì Hổ đen biến mất. Hổ đen ấy tượng trưng cho “bản mệnh” phi thường và quyền lực của một đế vương có công cứu nhân độ thế thoát cảnh bạo tàn của quân Minh ở thế kỷ XV[37]. Lăng mộ của Ngô Quyền cũng có tấm bình phong có hình con hổ, tuy nhiên có giấy lên tranh cãi về tấm bình phong này vì theo thiết kế, con hổ này không có tư cách con hổ và nó giống như một con báo lai chó sói và nham nhở trông như một con quỷ[39][40][41].

Người dân đã thần thánh hóa hổ, cho nó một sức mạnh thiêng liêng diệt trừ được ma quỷ, trong quan niệm dân gian hổ là vị chúa cai quản rừng núi, hình tượng hổ biểu tượng cho sức mạnh thiêng liêng, diệt trừ tà ma, trấn giữ các phương, là thần linh canh cửa ở các ngôi đền. Có hình hổ trấn giữ ở ngưỡng cửa là tà ma không dám xâm nhập. Trên bức bình phong tại cổng các đền chùa, người ta thường đắp con hổ đang bước xuống những bậc đá gập ghềnh. Với tư thế đó, hổ là hiện thân của âm cung, biểu hiện cho sức mạnh thế giới Diêm Vương và kiểm soát linh hồn khách hành hương. Trong đạo Mẫu, Quan Ngũ hổ được thờ ở hạ ban, Ngũ Hổ là tất cả các thần linh thuộc năm phương của thế nhân[36] Quan ngũ hổ (hay Quan hổ) gồm 05 vị được vẽ 05 ông hổ màu sắc khác nhau “Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”:

  • Đông Phương giáp ất mộc đức Thanh Hổ thần quan: Thanh hổ (màu xanh) trấn phương Đông (mộc khu)
  • Nam Phương bính đinh hỏa đức Xích Hổ thần vương: Xích hổ (màu đỏ) trấn phương Nam (hỏa khu)
  • Trung ương mậu kỷ thổ đức Hoàng Hổ thần quan: Hoàng hổ (màu vàng) trấn khu Trung tâm (địa khu)
  • Tây Phương canh thân kim đức Bạch Hổ thần quan: Bạch hổ (màu trắng) trấn phương Tây kim khu)
  • Bắc Phương nhâm quý thủy đức Hắc Hổ thần quan: Hắc hổ (màu đen) trấn phương Bắc (thủy khu)

Thần Hổ vừa là huyền thoại vừa là hiện thân của vẻ đẹp dũng mãnh, hiểm ác vì thế hổ linh được chạm trổ trên các lăng mộ, nhang án, nó được in trên hoa văn gạch ở các móng chùa, đền, miếu cổ xưa với một mô típ đẹp uyển chuyển, nhẹ nhàng và có tính thiêng liêng. Ngoài việc mô tả chạm trổ đá, gỗ và in hoa văn Thần Hổ trên gạch, không ít ở các cổng đền, miếu, bệ thờ, án gian trong gia đình đều chạm khắc, hoặc đắp Hổ phù nhô ra, miệng há to dữ tợn xung quanh răng nanh đâm ra như một cái hang. Ở nhiều nơi, ở những nơi này, ngôi đền nào cũng có đắp tượng hổ ở cửa vào, coi như Thần tướng gác đền và thần tướng này cũng được khách đi lễ thắp hương, khấn vái, chẳng hạn như người dân lập miếu thờ hổ ở vùng Mỹ Phước, Long Xuyên, An Giang.

Trung Quốc và cả Việt Nam là xứ sở không có sư tử do đó, trong lịch sử xa xưa thì hổ hay còn gọi là cọp được tôn làm con vật thượng thủ của loài thú, thay vì sư tử như các xứ có sư tử. Ở Việt Nam, hổ được xếp vào nhóm hộ môn thú (những con thú canh gác nhà cửa, lăng mộ, đình, chùa, miếu mạo) hay còn gọi là môn thần (thần canh cửa), là một trong những con vật được tạc trong các khu lăng mộ người Việt. Người Việt không sử dụng các tượng đá sư tử để trấn yểm và để tạo nên sự thiêng liêng, hùng tráng cho không gian này. Nếu cần có một con vật hung dữ, người Việt nghĩ ngay đến hổ/cọp và hầu như trong suốt lịch sử phát triển của lăng miếu của họ, hổ là con vật oai phong nhất, không gì thay thế được[42].

Trung QuốcViệt Nam, vai trò thần hộ môn của hổ được thể hiện qua hình tượng Hắc Hổ huyền đàn trong Đạo giáo được thờ trong các đền thờ Đạo giáo, và tiêu biểu là người ta có bức tranh Huyền đàn trấn môn để thờ giữa cửa ngỏ. Người Nam Bộ còn có tục lệ vào ngày mồng ba Tết Nguyên đán phải dán trước cửa nhà một mảnh giấy đỏ có vẽ hình cọp để trấn giữ tà ma, yêu quái, điều xui rủi xảy đến trong gia đình mình[43], vào ngày mồng ba Tết Nguyên đán, sau khi cúng xong, người ta thường dán trước cửa nhà một mảnh giấy hồng điều có vẽ hình cọp với dòng chữ Hán “Sơn Lâm đại tướng quân” với lòng mong muốn là hổ sẽ trấn giữ không cho những thứ nhiễm độc vào nhà.

Trong dân gian Việt Nam không có tục thờ Môn Thần, nhưng dùng linh vậtlinh phù để trợ giúp, chó là con vật thân thuộc hằng ngày chuyên canh giữ nhà cửa, cho nên con chó đá là một linh vật ngày xưa được người Việt đặt nơi chùa miếu. Ở Trung Hoa không dùng chó đá mà dùng sư tử đá Trung Quốc, nơi điện, miếu thường đặt một cặp sư tử hai bên cửa ra vào, còn ở Việt Nam ngoài chó đá, người dân cũng sử dụng một linh vật khác là con hổ chứ không phải sư tử, những vị thần thường cưỡi trên lưng hổ, nơi những ngôi đình làng ngày xưa trên tấm bình phong đặt phía trước hay đắp nổi hình con hổ để đuổi tà ma, tranh dân gian Đông Hồ cũng có loại vẽ hình một con hổ (độc hổ) hoặc năm con hổ (ngũ hổ), để người dân dán trước cửa nhà trừ tà, tương tự như bức tranh Huyền Đàn Trấn Môn.

Theo dấu chân Nam tiến của những người đi trước, những linh vật mới cũng xuất hiện như một thế lực trong tín ngưỡng của người dân tại vùng đất mới. Cọp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam là thế lực nguy hiểm của thiên nhiên, đe dọa con người trong quá trình mở đất. Tuy nhiên, cọp cũng là con vật có nghĩa, có tình như trường hợp con hổ báo ơn người đã nuôi dưỡng mình, hình tượng con cọp xuất hiện nhiều tại các ngôi đình, các điểm thờ cúng. Trong tín ngưỡng thờ cúng linh vật, người Việt luôn chú trọng giữ gìn những yếu tố thuần Việt để đời sau tiếp nối, đó là nét đẹp nhân văn, thể hiện tinh thần dân tộc để những linh vật thuần Việt trở thành niềm tự hào của văn hóa, là cơ sở, là niềm tin để tìm về với những linh vật đại diện cho văn hóa Việt Nam[44].

Thần hộ pháp

Tranh nữ thần Durga đang cưỡi hổ

Trong Ấn Độ giáo, Hổ là vật cỡi của nữ hung thần Durga trong cuộc chiến chống lại ác quỷ Parvati, bà cỡi trên con hổ dữ dằn trong thế dáng đe dọa[2], Hổ cũng là vật cưỡi của thần Shakti, của năng lượng thiên nhiên mà Siva đã không phục tùng và ngược lại, đã chế ngự Choc, Dana, Crad, Gues, Kall, Lecc, Ogrj. Trong Ấn Giáo ở miền Nam Ấn Độ thì hổ là bằng hữu của vị thần Ayyappan[45] Trong tranh tượng đạo Hinđu, da hổ khoác trên thần Siva là chiến quả của vị thần này. Một tích truyện thần thoại về Shiva khi đến thăm các Rishi, họ bèn thả ra một con hổ dữ để xé xác Shiva nhưng ông dễ dàng dùng móng tay lột lấy tấm da con cọp và choàng lên cổ mình làm tấm khăn choàng.

Trong Phật giáo, hổ còn là vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát. Vị Quan Âm Diệu Thiện cũng từng được một con cọp trắng xông ra giải cứu và cõng mang đến chùa Hương. Hổ cũng là vật cưỡi của các thần Đạo giáo như Trương Thiên Sư, Triệu Nguyên Soái (tranh bộ Tứ Đại nguyên sư: Tranh thờ các dân tộc phía Bắc Việt Nam), Huyền Đàn trấn môn (tranh Đông Hồ), Thổ Địa (trong bộ Tứ trực Công tào: Tranh thờ các dân tộc phía Bắc Việt Nam, và tranh tượng Ông Địa Nam bộ).

Cọp đen còn là vật cưỡi của Thần Tài, người ta thường vẽ ông cưỡi cọp đen. Người Hàn Quốc có bức họa thần núi (Sansindo) vẽ cảnh thần núi ngồi tựa hổ hay cưỡi trên lưng hổ, trong những bức tranh của hội họa Hàn Quốc, hổ lại xuất hiện bên cạnh một cụ già đó chính là thần núi và hổ là loài hầu cận. Ở đây, hổ là phương tiện chuyên chở của các thần, đặc biệt ở bộ Tứ trực Công tào cho thấy hổ là phương tiện chuyên chở trên mặt đất của Thổ Địa và cũng là thần hộ vệ, hộ pháp.

Người dân địa phương ở Trà Bồng có tục lập am thờ con hổ, họ thờ Bạch Hổ sơn quân hay còn gọi là ông hổ đi tu, đây là tùy tướng thân cận nhất của Thiên Y A Na, theo truyền khẩu, vào dịp lễ cúng Thiên Y A Na, cứ đến khoảng 2 đến 3 giờ sáng, cũng là lúc Bạch Hổ sơn quân xuất hiện, hay mỗi lần khấn xin hiện hình là đêm đó Bạch Hổ sẽ xuất hiện[46]. Hổ cũng là thần hộ pháp trong Đạo Cao Đài vì biểu tượng con cọp tượng trưng năm Bính Dần (1926) là năm Khai Đạo Cao Đài, với kiến trúc trên cao có tượng Phật Di Lặc ngồi trên lưng cọp và tòa sen, cụ thể trong các Thánh thất như: Tòa Thánh Tây Ninh, Thánh thất Sài Gòn, Thánh thất Đa Phước hay Thánh thất Đà Lạt nằm ở Phường 11 của Đà Lạt. Đôi Bạch Hổ–Hắc Hổ vốn được coi là vệ sĩ, đệ tử của Thầy Thím và được thờ tại Miếu ông Hổ trong Dinh Thầy Thím.

Ác thần hung thú

Bài chi tiết: Hổ vồ người
Sự thờ phượng hổ còn xuất phát từ nỗi sợ của con người

Tín ngưỡng thờ hổ còn xuất phá từ nỗi sợ hãi loài hổ, sự ghê sợ những gì do hổ gây ra cho con người vì hổ bản chất là một dã thú hung dữ và là loài thú ăn thịt, săn mồi. Nhiều sự kiện đã đi vào văn hóa dân gian của các nước như một nỗi ám ảnh khiếp đảm đến mức nhiều vùng miền có tục thờ hổ vì sợ bị hổ dữ làm hại. Về mặt tự nhiên, hổ là động vật chuyên ăn thịt, do đó con người không tránh khỏi sẽ trở thành con mồi của chúng khi nguồn thức ăn khan hiếm hoặc khi con hổ bị thương không thể săn mồi. Thực tế hổ là một trong những loài động vật tấn công con người nhiều nhất.

Trong các loài thú dữ, hổ là loài thú được con người sợ hãi, thờ cúng, kỵ húy nhiều nhất[47]. Xuất phát từ việc sợ hãi nên nhiều người không dám gọi thẳng tên mà gọi chệch đi vì sợ ngài hổ giận và tìm cách trả thù[9]. Nỗi sợ hãi đặc biệt là do khiếp sợ oai linh thần hổ, người dân miền sơn cước luôn thờ cúng chúa sơn lâm[48][49][50] Từ tính chất này người ta cho loài hổ là một mãnh thú có sức mạnh kinh khủng và theo quan niệm dân gian thời ấy thì nó có cả những khả năng diệt trừ ma quỷ, yêu quái vì vậy, loài hổ được người dân tôn thờ[8]. Thực tế thì loài báo hoa mai mới là những kẻ thường liều lĩnh đột nhập vào khu dân cư đến tấn công vật nuôi.

Quan niệm

Con người thường rất sợ hổ như loài thú hung dữ này khi họ phải lên rừng núi để khai thác gỗ, đốn củi, đốt than, khai thác trầm kỳ, mây, tre, cây thuốc, lấy mật ong hay nhà ở gần núi, nhất là vào thời xưa. Những dân vùng sơn cước thường sợ, tôn sùng hổ, khi đi rừng không dám nhắc đến hổ, hoặc nói trại tên đi. Tại những nơi thâm sơn cùng cốc, từ xa xưa, dân sơn tràng, dân đi hái củi, muốn bình yên khi đi vào rừng phải nhớ xách theo vài ba cân thịt bào bạc nhạc hoặc một cái đầu lợn để cúng “ông”, để rồi khi đã no nê “ông" sẽ chui vào một hang tối, hoặc nằm dài ở một bờ suối để ngủ mà quên cả việc rình mồi. Không những con người lập miếu thờ cọp, gọi cọp là Sơn Thần, Sơn Quân Chúa Sơn Lâm mà còn kỵ húy, kiêng kỵ tên chính thức nên gọi tránh đi và bao giờ cũng có chữ Ông, chữ Ngài đứng trước để tỏ ý tôn trọng hay thành kính.

Hổ về bản chất là kẻ săn mồi, chúng vẫn là ác thú hại người, chúng nổi tiếng với việc ăn thịt người khi có cơ hội

Việc thờ hổ do sợ hãi xuất phát từ nỗi sợ hãi động vật hay hội chứng sợ động vật (Zootopia) của loài người khi ám ảnh quá mức biến thành nỗi sợ mãn tính về một động vật nào đó, trong đó, hổ đã trở thành những biểu tượng của sự ghê rợn vì quan niệm loài hổ hiện diện cho sự hung dữ và là kẻ ăn thịt người. Sự ám ảnh về loài hổ còn hằn sâu trong tâm khảm con người theo một cách vô thức, khi người ta đi vào một khu rừng rú hoang vắng thì có cảm giác sợ hãi, hình ảnh loài hổ vồ người đã hằn sâu vào tâm trí nhiều người nên khi trông thấy hổ giữa rừng già, nếu không phải là người có kinh nghiệm đi rừng thì sẽ bị hốt hoảng và phản ứng thông thường là bỏ chạy.

Trong môi trường sống nhiều bất trắc, con người phải đối đầu với nhiều loài động vật hung hãn, ghê sợ, đe dọa đến tính mạng, sự sinh tồn, phải liên tục chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, trong đó thú dữ (mà đại diện là loài hổ dữ) từ rừng về phá hoại mùa màng, giết hại gia súc, gieo rắc nỗi sợ hãi cho người dân từng bản làng, từng gia đình. Tâm lý sợ hãi những loài động vật hung dữ, mạnh khỏe, hay tấn công con người đến mức người ta nhìn nhận chúng với một loài vật đầy quyền uy đã tác động trực tiếp đến việc tôn sùng, lễ bái động vật của con người, do đó, việc phụng thờ thần hổ chính là một cách giải tỏa tâm lý, tâm linh[8].

Nỗi sợ hãi và tục thờ hổ của người bản địa châu Á được người châu Âu ghi chép, Người Pháp cho biết người An Nam gọi loài hổ là “ông hổ” hoặc “ông cọp” vì họ có một nỗi sợ hãi mang tính mê tín dị đoan. Họ thờ cúng và quỳ lạy trước loài hổ với niềm tin rằng sự kính trọng của mình sẽ khiến loài vật này giảm bớt những cuộc tấn công vào con người. Và khi hổ rời bỏ các cánh rừng để tấn công vào làng mạc của con người thì người dân An Nam dường như chỉ phản ứng thụ động và yếu ớt trước sự tấn công của loài vật mà họ tôn thờ. Các loại vũ khí thô sơ tỏ ra vô hiệu vì hổ quá khỏe và tinh khôn. Bẫy sập được đánh giá là rất hiệu quả nhưng rất hiếm khi được dùng tới, vì người dân quan niệm rằng linh hồn của những “ông cọp” bị chết sau khi dính bẫy sẽ về ám họ[51].

Paul Giran, một quan chức của chính quyền Đông Dương thuộc địa khi nghiên cứu về tâm lý-văn hóa của người dân Việt Nam đã viết trong tác phẩm của mình có tên Tâm lý người An Nam đã đề cập đến tâm lý sùng bái hổ một cách mãnh liệt của người bản xứ: “Còn hơn thế nữa, các loài vật được phú bẩm cho đời sống và sự vận động mà người ta coi như những hữu thể có lý trí. Những tín ngưỡng dân gian còn thịnh hành ở An Nam đối với các loài vật: rùa, cọp, voi, vân vân, đủ để chúng ta có thể xác quyết, nếu chúng ta còn chưa xác tín về mức độ tinh thần chưa cao của người An Nam. Họ theo một cách nào đó còn có sự đồng hóa về tâm thức với các loài vật và gán cho chúng một linh hồn. Kính trọng những loài vật phải nói là ghê gớm, họ đã gọi chúng là “Ông; họ nói “ông Cọp”; họ dựng cho cọp các đền thờ và đốt nhang cúng bái”[52]

Những bản làng người Mường ở miền tây Thanh Hóa, kéo dài từ vùng Thạch Thành lên đến Quan Hóa, Mường Lát, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, thần rừng, thần núi, thì họ còn cúng Ông Hổ, họ sợ thần hổ, không dám vào rừng lấy que củi, và không chặt phá rừng. Rừng là chốn hổ thần ở, nên không ai dám kinh động. Chỉ có thợ săn, bất chấp tính mạng mới dám mò vào rừng. Nhưng những người vào rừng ăn cắp của rừng nếu không nghèo đói thì cũng gặp tai họa là do thần hổ trừng phạt. Dù có quan điểm coi hổ là kẻ thù truyền kiếp vì đã có nhiều người trong dòng họ bị hổ ăn thịt, nhiều người dù có mối thâm thù với hổ, nhưng vẫn phải thờ hổ trong miếu, những mong loài hổ sẽ tha mạng cho con cháu hay bị hổ ăn thịt. Những câu chuyện kinh dị về hổ thần đã ám ảnh cuộc sống của người dân đến mức họ chẳng dám đặt chân vào rừng, hoặc có đi vào thì cũng rón rén.

Ngay cả trước khi săn hổ người ta hay tổ chức cúng tế vì sợ hổ hóa thành ma sẽ trả thù cho gia đình, dòng họ của người nào đã giết hổ, đây là một cách cúng thế để giúp con hổ bị chết siêu thoát và không còn trả thù vì hổ được biết đến là hay trả thù và thính tai. Kể cả đến nay, đối với những người hành nghề giết mổ hổ, lóc xương, nấu cao hổ cốt thì họ vẫn duy trì tập tục cúng bái trước mỗi lần hành sự (không như việc mổ trâu, bò, gà, lợn). Những người thợ trước khi nấu cao hổ thì người ta thường có nghi lễ cúng bái, có người còn mời thầy cúng về cúng vì nếu không sẽ bị lừa lọc, vỡ nợ, tán gia bại sản hoặc rơi vào vòng lao lý, đi tù vì ông hổ sẽ không cho sống đàng hoàng[53].

Về việc bài trí tranh hổ trong nhà, theo phong thủy, thì những vật phẩm hình hổ chỉ nên đặt ở những không gian công cộng để phát huy công lực trấn yểm cho cả cộng đồng mà không nên bài trí trong gia đình. Hổ là con vật có uy lực, không thể bị thuần hóa và coi như vật nuôi vì nuôi hổ trong nhà sẽ có nguy cơ rất lớn (“dưỡng hổ di họa”), đồng thời nó còn bị coi là hung thú nên khi hổ xuống núi vào nhà thì sẽ hại người. Do đó không nên bài trí hổ trong phòng ngủ, nhất là phòng ngủ vợ chồng, nếu trong nhà treo bức tranh con hổ mà đầu hổ hướng vào trong được coi là đại hung, treo tranh thêu hình con hổ cũng sẽ khiến những người sống trong nhà có tâm trạng bất an và nhà thường có chuyện buồn, những người làm kinh doanh nên kiêng kỵ không nên treo tranh hổ vì khiến việc kinh doanh không thuận lợi[54].

Mộc Tinh

Một con hổ đang ẩn mình trong rừng xanh, hổ là động vật săn mồi mai phục, giỏi ngụy trang, do đó con người đồng nhất chúng với rừng rậm, ẩn dụ một thiên nhiên chưa được chế ngự.

Con hổ luôn đe doạ đến đời sống con người nên một số địa phương đã có tục thờ thần hổ. Tục này xuất xứ từ làng Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Hổ là ác thú được người kinh sợ đến độ lập đền thờ, hy sinh nhân mạng để tế lễ mỗi cuối năm, như tục thờ Thần Hổ, làng Ngọc Cục, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. Theo Phạm Đình Hổ thì qua tục giết người tế Thần Hổ nhắc đến thần Xương Cuồng có ghi vào sử sách như Mộc Tinh trong Lĩnh Nam Chích Quái. Tục tế Thần Hổ này có từ xa xưa trước Tây Lịch, khi quân nhà Tần của Nhâm Ngao và Triệu Đà mới lấn chiếm và đô hộ đất Văn Lang và mãi đến Từ năm Canh Thân 1800 trở về sau thói ấy mới bỏ.

Tục lệ tế thần Xương Cuồng hằng năm vào ngày Ba Mươi Tết được cho là có từ thời Văn Lang. Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái, người Văn Lang gọi Mộc Tinh là Xương Cuồng ám chỉ loài thú dữ là cọp và Mộc Tinh là thú dữ, ám chỉ hổ, Thần Xương Cuồng có nghĩa là hành động một cách bạo ngược, tàn ác, không thể trấn áp được, đó chính là Thần Hổ. Dân phải lập đền thờ, hàng năm đến ngày 30 tháng chạp, theo lệ phải mang người sống tới nộp, mới được yên ổn. Mộc Tinh là hình ảnh cọp, cọp được đồng hóa với rừng núi, là tai họa của rừng núi, cọp là hình ảnh bí hiểm của rừng núi, hòa mình với cỏ cây, xuất hiện bất thường về đêm, có nhiều linh khiếu, khiến con người đồng hóa rừng thiêng với hùm thiêng, là ẩn dụ một thiên nhiên chưa được chế ngự[55].

Lĩnh Nam Chích Quái còn thuật chuyện Nhâm Ngao bị thần Xương Cuồng tức giận vật chết, Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng Nhâm Ngao phạm thổ thần bị bệnh chết, còn Lĩnh Nam Chích Quái cho rằng bị thần Xương Cuồng tức giận vật chết. Lời lẽ tuy có khác, nhưng nội dung chính yếu thì giống nhau, điều này cho thấy thần Xương Cuồng là thổ thần có nhiều quyền năng, có thể vật chết người, kể cả là những vị tướng soái cầm quyền phương Bắc. Thần Xương Cuồng là Thần Hổ mà người Văn Lang sợ hãi và trọng vọng, làm lễ tế hằng năm vào ngày Ba Mươi Tết, từ phong tục cổ sơ này, đã có vào thời các vua Hùng, mà con hổ được lý giải có tên gọi là Ông Ba Mươi cho đến ngày nay[55].

Ma trành

Bài chi tiết: Ma trành
Một cô gái đang hóa trang thành hổ, tương truyền hổ hại người thì có thể sai khiến linh hồn con người nhập ma (quỷ nhập tràng) để phục vụ cho chúng

Cuối đời nhà Lê còn thêm truyện Trành Quỷ Hiển Linh về thần hổ có tính cách mê tín, tức là chuyện về Ma Trành là quỷ hiển linh, linh hồn người bị hổ ăn thịt biến thành tinh của hổ, thường dẫn đường cho hổ đi bắt người, khi có dịp lại hiện ra thành hình người. Trành là linh hồn người bị hổ ăn thịt biến thành tinh của hổ, thường dẫn đường cho hổ đi bắt người, khi có dịp lại hiện ra thành hình người, cọp khi đã ăn thịt người nào đó, thì vong hồn của nạn nhân ấy lại bị cọp khống chế để mách bảo những điều xấu tốt cho cọp, làm cho những con cọp này trở nên tinh quái đặc biệt. Chuyện Ma Trành được chuyển thể những tiểu thuyết đường rừng như Thần Hổ (1937), Ai hát giữa rừng khuya (1942) của Tchya hay Truyện Đường Rừng (1940) của Lan Khai[55].

Thần hổ có nơi gọi là ma khái, hoặc hùm tinh. Ở Trung Quốc có thành ngữ chữ Hán "vị hổ tác trành" nghĩa là làm ma cho cọp. Ngoài ra trong niềm tin của một số dân tộc miền núi thì ma trành cũng được ghi nhận. Người Mường vùng Thạch Thành tin rằng, khi ai đó bị hổ ăn thịt, sẽ biến thành ma trành vất vưởng ở nhân dân. Ma trành thường dẫn dụ người sống để hổ ăn thịt, thì mới được siêu thoát, vì nỗi sợ mơ hồ ấy, mà người dân không dám đến những nơi có người bị hổ vồ[56]. Người MôngSơn La lại có tục xếp chín lớp đá đè lên ngôi mộ của người đã khuất, bởi họ sợ con ma sẽ hóa thành hổ dữ, bắt hết người thân, trâu , lợn của bản làng, vì thực tế hổ cũng thường hay đào mộ, moi xác người chết[57].

Ma trành còn được thể hiện qua chuyện thần Bạch Hổ hiển linh trên núi CấmAn Giang. Trên núi Cấm xuất hiện bầy hổ trắng hung dữ đã làm hại hàng trăm người dân vào rừng kiếm củi, lấy gỗ, làm nương sinh sống. Một vị tu sĩ lập am thờ trên núi Cấm thì đàn hổ trắng chỉ còn một con hổ lớn sinh sống trên núi, được thu phục, vào con đường tu hành, mất hết thú tính, trở nên một con vật hiền lành. Nhưng những oan hồn bị đàn hổ trắng giết hại không được siêu thoát, cứ vất vưởng trên chốn trần gian biến thành lũ ma xó, ma trành. Bọn ma quỷ này giữ thù cũ, âm mưu hại Bạch Hổ. Một ngày, bên ngoài am xuất hiện hàng chục người lạ mặt từ bên kia biên giới sang, lăm lăm vũ khí gầm gào đòi giết Bạch Hổ[58]

Từ trong hang, Bạch Hổ vụt xuất hiện trước mắt mọi người, chúng ào tới kẻ chém người bắn tên độc vào mình Bạch Hổ, con thú bị thương trở nên hung dữ giơ cao móng vuốt vồ tới tấp đám người lạ mặt, làm hàng chục người chết và bị thương nhưng con thú cũng đã bị thương nặng vì tên độc và chết ngay sau đó. Tuy vậy, những oan hồn ma quỷ đang trỗi dậy, kích động lòng hận thù giữa những gia đình bị hổ trắng giết hại từ xưa tới nay vùng lên, trút mối hận lên đầu Bạch Hổ, dù Bạch Hổ đã chết nhưng bọn ma quỷ kia còn mượn hồn nó để nhập vào những con thú khác mà tiếp tục quấy nhiễu mọi người[58]

Sau đó, nhà sư đã tìm một đệ tử mà truyền cho cách trấn ếm các hồn ma, người đệ tử đang ngủ bỗng thấy một bầy cọp trắng, cọp vàng xuất hiện, đuôi chúng ngoe nguẩy đi quanh chỗ người này nằm, rồi sau đó năm bảy người từ ngoài đi vào, nắm tay nhảy nhót trước bàn thờ vong, hoan hỉ phục tùng, và đùa giỡn với gia đình Bạch Hổ. Người đệ tử thu dọn bàn thờ, đem chiếc đầu lâu Bạch Hổ, nanh cọp cùng mấy tấm bài vị trở về am của mình lập trang thờ. Dân chúng vùng Thất Sơn cho là Bạch Hổ đã đắc đạo thành thần, nên luôn luôn tôn kính và đặt tên nơi hang động trước đây Bạch Hổ sống là Điện Ông Hổ. Vùng Năm Non Bảy Núi từ đó yên tĩnh hẳn, không ai còn nghe nói đến những chuyện hồn ma bóng quế hay thú dữ xuất hiện, nhưng những chuyện về sự linh thiêng của Thần Bạch Hổ thì dân địa phương và người hành hương vẫn nhớ[58].

Thành tinh

Bài chi tiết: Ma mèo
Một con hổ với cặp mắt xanh biếc, đối với những người mê tín, đây là dấu hiệu của một con hổ thành tinh chuyên hại người

Người Việt Nam còn có quan điểm rằng hay tín ngưỡng rằng những con mãnh thú quá hung hãn, mạnh khỏe khác thường là đã thành tinh, có linh hồn. Thông thường, loài người vẫn rất sợ những loài thú to lớn hung ác, nên thờ cúng cũng là một cách để tạ lỗi cùng mãnh thú, những ngôi miếu có thờ phượng thú linh sẽ giúp dân làng trừ tà, trấn yêu, diệt quỷ[59] trong số đó, hổ là loài vật nguy hiểm nhất,hay trả thù con người, những con cọp ba chân cũng là hình tượng thường xuất hiện trong các giai thoại mãnh thú thành tinh lúc xa xưa[60], đặc biệt là những con hổ trắng khi đã ăn thịt người thì sẽ hung hãn và hung tợn hơn bất cứ loài thú nào[61].

Người dân Mường Mõ bao đời nay thờ hổ, tôn kính hổ như thần linh, ở đây núi cao vực sâu thêm huyền bí vì những truyền kỳ về hổ[48]. Người Mông tuy là thợ săn lão luyện, nhưng họ lại rất sợ hổ và ma, kể từ khi hổ loanh quanh ở bản Tốc Tát thì chẳng mấy ai dám vào rừng nữa, thậm chí, họ không gọi là con hổ, mà kính cẩn gọi là "ông Hổ"[62] Ở vùng Sơn La, đồng bào dân tộc ở đây họ rất sợ hổ và họ gọi là ông hổ, chứ không dám gọi là con hổ[63]. Người dân ở bản Nà Tông đồn rằng, hổ là loài nhớ dai, biết trả thù, người Tày ở đây đều tin điều đó, nên phải lập ngôi đền thờ cúng sơn thần, thờ cúng cả loài hổ, để chúng không phá phách, trả thù, từ khi lập đền thờ, tuyệt nhiên không có con hổ nào về bắt người, giết thú nữa[64].

Tại vùng vùng núi Tiên Cảnh và các vùng xung quanh đó như Tiên Hiệp, Tiên Lộc, Tiên Châu, ngày xưa gọi chung là trấn Thăng Bình, tại đây, hổ không chỉ kiếm ăn trên rừng mà còn về tận thôn làng, gây nên bao tai họa và cả nỗi khiếp đảm. Nỗi sợ hổ từ đó trong dân chúng khắp vùng ngày càng tăng lên và vì ám ảnh bị hổ dữ giết hại, gọi là hổ chúa thành tinh nên nhiều gia đình đã phải lũ lượt kéo nhau bỏ xứ ra đi. Nỗi sợ hãi đã khiến người dân Tiên Cảnh tôn sùng loài ác thú này như thần thánh, họ có phong tục cúng thần rừng, vị thần họ tin rằng nắm giữ bổn mạng của cả vùng đất này, đại diện cho thần rừng, không phải loài nào khác mà chính là hổ dữ là vị chúa sơn lâm đầy quyền uy[65]. Ở Kon Tum có thờ hổ vì khi bạch hổ đã ăn thịt người thì nó càng hung tợn, càng dữ hơn bất cứ loài thú ác nào[66].

Thần hổ xám

Bài chi tiết: Hùm xám
Ở một số nơi trên lãnh thổ Việt Nam, hùm xám được coi là Thần Hổ, là những con vật đã thành tinh do ăn thịt quá nhiều người, chúng là nỗi ám ảnh của cư dân bản địa

Ở vùng Thanh Hóa, người địa phương và người Mường còn lưu truyền câu chuyện Thần hổ xám ăn thịt người ở Thanh Hóa là một huyền thoại về oai linh thần hổ ở vùng vùng Thạch Thành[67] Với người dân ở vùng đất này, thần hổ vẫn là một thứ gì đó ám ảnh khủng khiếp với cuộc sống của họ[56]. Người dân Mường ở miền Tây Thanh Hóa ở Thạch Thành đặc biệt người dân còn lập miếu thờ một con hổ gọi là Thần hổ xám khổng lồ hung dữ, chuyên ăn thịt người, người dân còn đồn rằng, năm nào không cúng hổ thần, mùa màng sẽ thất bát, lúa trồng chẳng thành hạt, cây cối chẳng chịu trổ hoa[68].

Người Mường còn tin rằng nó sống lâu ngàn tuổi và có thể biến hóa khôn lường[69], hổ thành tinh có thể sống vài trăm tuổi, những con hổ đã ăn thịt trên 100 người, thì nó đã thành tinh và người Mường gọi nó là hổ thần. Hổ hễ ăn thịt một người, thì trên tai hổ sẽ có một vết đỏ, tượng trưng cho một linh hồn. Những linh hồn bị con hổ ăn thịt sẽ đi theo nó, chịu sự sai khiến của nó. Khi trên tai loài hổ đã có 100 vết đỏ, thì con hổ đó đã thành tinh. Khi hổ đã thành tinh, thì màu lông vàng sặc sỡ đặc trưng của loài hổ sẽ biến thành màu xám xịt, nhìn rất hung dữ, ghê rợn đó cũng chính là lúc nó trở thành chúa các loài hổ trong rừng[70] Một thần hổ thường có số lượng nốt đỏ trên tai ứng với số người mà nó ăn thịt và màu lông của nó xám hơn, mắt đỏ hơn, thân thể lực lưỡng hơn.

Người ta cho rằng con cọp thành tinh ở cánh rừng Thạch Thành là loài “thiên lý nhĩ”, tức là nó có thể nghe được ngàn dặm, nên cúng tế ở đâu nó cũng biết để tìm đến thưởng thức đồ dâng, vì sợ “thiên lý nhĩ” của con cọp thành tinh này, mà chẳng ai dám mạo phạm, nói xấu hổ thần, bởi người bản xứ tin rằng, hễ nói xấu, thì hổ thần ắt xuất hiện ăn thịt. Ở vùng rừng thẳm, người ta cho rằng con hổ bị thương sẽ biến thành con hổ dữ, hay bắt người. Hổ thương càng nặng thì càng dữ dằn. Đặc biệt, nếu hổ bị thương bởi con người, thì cả đời nó sẽ tìm cách ăn thịt người. Khi đã ăn thịt người quen mùi, nó không ăn thứ gì khác ngoài con người. Hổ là loài nhớ dai, thù lâu, nên nó sẽ trả thù đến tận cùng, đến tàn khốc[71].

Khái hạm

Khi lưu dân đến khai phá đất Nam Bộ, việc thờ hổ được xem như một nhu cầu thiết thực đối với đời sống tâm linh, nên thời bấy giờ ở Nam Bộ có rất nhiều miếu thờ hổ. Có nơi thì đúc thành tượng hổ uy nghi, có nơi thì thờ tranh ngũ hổ, quanh năm khói hương nghi ngút. Đối với người miền Tây thì những câu chuyện về hùm beo, rắn khổng lồ vẫn luôn là đề tài hấp dẫn, loài cọp dữ, loài vật hấp dẫn chỉ đứng sau rắn hổ mây khổng lồ trong những câu chuyện đường rừng, nhằm khắc họa lại một phần cuộc sống sông nước miền Tây thời xưa.

Ở miền Nam Việt Nam, người ta chia hổ thành hai hạng là cọp bạch (tức cọp hiền) và hạm hay khái là những con cọp dữ chuyên hại người

Một quan niệm phổ biến nơi dân gian Nam bộ là người ta phân biệt hổ ra hai loại "cọp" và "hạm". Cọp là loại hổ trên trán nó có chữ "Nhâm" đó là "hổ thần", không bao giờ ăn thịt người, hổ thần được thờ là bạch hổ (cọp trắng). Còn Hạm là từ dùng để chỉ những con hổ ăn thịt người, đó là thứ cọp đã thành ma quỷ, thành tinh. Trong tâm niệm người dân quá sợ cọp nên dân Cà Mau không khi nào dám gọi thẳng là con cọp hay con hổ mà phải cung kính gọi là “ông Thầy”, “ông Hổ”, hoặc “hai Cọp”, “khái”, hoặc “Hương quản cọp”.

Người ta cũng cho rằng, cọp là chúa sơn lâm với khả năng nghe được tất cả những lời nói của dân chúng trong vùng, bất cứ ai nói lời xúc phạm đến cọp thì đều bị cọp trừng trị, dân gian đã gán cho cọp những thuộc tính "siêu đẳng" hoặc thần thánh, hoặc ma quỷ. Trong dân gian, nhiều nơi lập am, miếu thờ những con hổ hung dữ hại người hoặc những con hổ được truyền miệng là linh thiêng. Theo họ, nếu cung kính thì cọp sẽ để cho yên ổn làm ăn, còn nếu bất kính thì sẽ bị cọp trừng trị ngay.

Ở vùng sông nước miền Tây, lại có đình, đền, miếu thờ ông cọp hay ông cả cọp và thay vì thờ thần thánh, người ta lại khói hương nghi ngút, khấn vái thành kính loài vật được cho là thú dữ, sợ hãi và tôn kính cọp, nên người dân lập đình, miếu thờ cọp hằng năm làm heo cống nạp, cầu được bình an, không bị loài hổ trả thù[72][73] một số dòng họ còn đổi cả họ vì kinh sợ hổ bắt người để trả thù mà lập miếu thờ phụng cầu an[74]. Ở miền Tây Nam Bộ, việc phải “nhờ đến ông Hổ chọn Hương Cả” của Đình đã phản ánh một ký ức kinh hoàng về sự tác oai tác quái của hổ đối với đời sống những cư dân thời bấy giờ[75].

Cơ sở của tín ngưỡng thờ Hổ ở Nam bộ nói chung và miền Tây Nam bộ nói riêng gắn với buổi ban đầu đi mở đất, mở cõi của những cư dân người Việt đầu tiên trên vùng đất này, một trong những lực lượng thiên nhiên hoang dã, rùng rợn nhất là mà con người phải đối chọi là hổ. Với các đặc điểm về sinh học (bộ mặt hung dữ gớm guốc, lưỡi thè lè đỏ lòm, mắt tròn to sắc lạnh, móng vuốt sắc lại ăn thịt người), hổ trở thành một nổi ám ảnh của người dân mỗi khi phải đối mặt. Trong điều kiện thời bấy giờ con người gần như bất lực, bó tay trước sức mạnh của hổ. Họ sợ hãi, kiêng dè và phải gọi chúng bằng Ông và thờ cúng chúng trong các đình miếu[75].

Cà Mau ngày trước Cọp nhiều, người dân chống cự không lại nên phải dùng lễ vật (gồm heo sống, bò sống nguyên con) để cúng tế cọp, cầu hòa để được yên ổn làm ăn. Tại vùng Thới Bình, tỉnh Cà Mau có câu chuyện dòng họ Huỳnh có hai người bị hổ moi tim, vì sự cố bị cọp ăn thịt năm xưa nên người dân đã đổi toàn bộ họ Huỳnh thành họ Phan và lập miếu thờ ông cả cọp (cọp ba chân) hằng năm làm heo cống nạp, cầu được bình an, con hổ huyền thoại này bị vướng bẫy heo rừng của thợ săn, và để thoát thân nó đã cắn bỏ một cái chân và sau đó về tấn công trả thù dân làng[76].

Vùng đất Bình Phước trước còn hoang vu, rừng rậm có nhiều thú dữ, đặc biệt là cọp. Chúng thường xuyên xâm phạm đến con người và phá hoại vật nuôi của cư dân trong xóm làng. Từ đó, tín ngưỡng thờ thần Hổ xuất hiện, nhằm tạo niềm tin bình an yên ổn cho cư dân buổi đầu khai hoang lập ấp và biểu hiện qua hình thức cúng hổ, nếu ai vi phạm lệ tục này thì bị cọp về móc họng chết[32]. Ở vùng đất An Giang trước người ta kinh sợ vì cọp ở nhiều, cọp Hổ Cứ, Tòng Sơn luôn đe dọa và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân, họ phải cất miễu thờ “Ông Hổ” trước đình và mỗi lần cúng đáo lệ Kỳ Yên, làng phải dành nguyên cái đầu heo sống để dâng cho ông Hổ. Đêm đến thì ông Hổ về nhận cái đầu heo, nếu không làm như thế thì dân làng phải bị nạn “hổ giảo”[77].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tục thờ hổ http://chuaphuclam.com/index.php?/phat-giao-va-doi... http://www.doisongphapluat.com/doi-song/truyen-thu... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/chuyen-tho-h... http://www.phatgiaobaclieu.com/index.php?option=co... http://www.sacred-texts.com/hin/m07/m07065.htm http://vannghetiengiang.thotre.com/news/Nghien-cuu... http://www.eubios.info/india/BII19.HTM http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/kham-pha-the... http://thiennhien.org/bao-ve-ho http://m.anninhthudo.vn/phong-su/chuyen-than-bach-...